Tin tức du lịch

Khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa tại phố cổ Hà Nội

hoat-dong-van-hoa Hoạt động đúc đồng tại Phố cổ Hà Nội

Khám phá những sản phẩm truyền thống tinh xảo từ các nghệ nhân xưa qua các hoạt động văn hóa tại Phố cổ Hà Nội,chúng ta có thể hiểu biết thêm về bóng dáng nét văn hóa lâu đời của thủ đô Hà Nội xưa.

 

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

 

PHỐ CỔ

 

Chiều 28/3, tại đình Kim Ngân ở 42-44 Hàng Bạc quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã trang trọng khai mạc hoạt động văn hóa “Nghề kim hoàn qua bàn tay nghệ nhân” nhằm giới thiệu với nhân dân Thủ đô và du khách về một nghề truyền thống đã từng gắn bó với 36 phố phường xưa.

 

Hoạt động điêu khắc tại Phố Cổ

 

Phố cổ Hà Nội là điểm đến lý tưởng với mọi du khách. Những con phố nhỏ, hẹp với các dòng phương tiện đi lại như thoi đưa nhưng vẫn hết sức “quyến rũ” du khách.



Tại đây, bạn có thể tìm thấy những người thợ kim hoàn và thợ bạc lâu đời nhất của Hà Nội dù dấu vết nhiều nghề thủ công giờ không còn nữa. Ngày nay nhu cầu đồ sắt truyền thống không nhiều, thay vào đó là những cửa hàng nhỏ bán các loại giấy sặc sỡ, bát tre, tranh ảnh về chiến tranh Việt Nam và tranh sơn mài.



Cũng có những cửa hàng chuyên sao chép tranh với kĩ năng thuần thục mà du khách có thể tìm thấy bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nào, từ tranh của Picasso, Warhol cho đến một loạt phiên bản khác nhau của Mona Lisa. Các cửa hàng không có nhiều không gian, cũng giống như những khu phố cổ nhỏ, hẹp đã tạo nên một nét đặc trưng không nơi nào có được cho Hà Nội.

 

Tại đây, Ban quản lý phố cổ Hà Nội trưng bày giới thiệu các tác phẩm thủ công tinh xảo của ba nghệ nhân ưu tú là đậu bạc của nghệ nhân Quách Văn Hiểu, thúc đồng của nghệ nhân Lê Văn Phú và chạm khảm tam khí của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng.

 

NNNghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng.

 

Với gần 70 sản phẩm, bộ sản phẩm chế tác từ nhiều chất liệu, kiểu dáng khác nhau, các nghệ nhân đã thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay, sự sáng tạo trong tư duy thẩm mỹ và hơn cả là tình yêu đối với nghề truyền thống.

 

Trong số ba nghề được giới thiệu, nghề thúc đồng được coi là nghề mới kế thừa truyền thống, đậm phong cách Việt. Các bức tranh Tứ bình như: Ngửa váy hứng dừa, Tiên dân hoa, Làng quê Việt, Long Mã, Rồng thời Nguyễn... phải sử dụng búa, chạm và nhiệt để thực hiện thao tác nhằm thúc nổi từ phía mặt sau nguyên liệu tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp và độc đáo. Riêng nghề chạm tam khí hiện nay có rất ít người duy trì.

 

Mỗi tác phẩm đều mang những họa tiết tinh xảo, nét chạm trổ trau chuốt thể hiện nhân sinh quan của người dân Việt qua mỗi thời đại lịch sử, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi bức tranh thúc đồng.


Các nghệ nhân cũng biến những vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày thành những tác phẩm trưng bày tuyệt mỹ như sản phẩm đồ trang sức, túi xách, đồ uống trà, bát đĩa làm bằng đậu bạc, nạm bạc, nạm đồng, chạm bạc, đồng.

 

“Nghề kim hoàn qua đôi bàn tay nghệ nhân” là hoạt động nhằm tôn vinh công sức, lòng nhiệt tình, tâm huyết cùng những đóng góp của các nghệ nhân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội.

Ông Nguyễn Chí Thành - 83 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm - tâm sự: “Mặc dù cũng là thợ bạc thủ công nhưng được xem những tác phẩm trưng bày ở đây tôi rất thán phục với đôi bàn tay, trí tuệ của các nghệ nhân làm ra các sản phẩm làm đẹp cho đời. Tôi thấy cần phải giữ gìn, truyền lửa cho các nghề thủ công này cho con cháu và mãi mãi sau này, vì nó là hồn cốt của Hà Nội”.


Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, tối 30/3, Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ hát Văn của Trung tâm phát triển âm nhạc Việt Nam tổ chức giới thiệu nghệ thuật hát Chầu văn tại đình Kim Ngân với mục đích làm sống lại nghệ thuật âm nhạc dân gian truyền thống trong khu phố cổ.

Bình luận của bạn

Tour đang được khuyến mãi