Tin tức du lịch

Hành trình đi tìm ký ức

Dem-trang-cau-Long-Bien-Hanh-trinh-di-tim-ky-uc cầu Long Biên-Long Biên- Hà Nội

Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử trong cuộc chiến tranh oanh liệt một thời của dân tộc ta, nay lại trở thành chứng nhân giữa công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tuy thời gian đã khiến cây cầu không còn được như xưa nhưng trong lòng dân tộc thì cầu Long Biên-một hình ảnh đậm chất anh hùng vẫn còn đó.

 

“Đêm trắng cầu Long Biên - Hành trình đi tìm ký ức” là chương trình độc đáo, với nhiều hoạt động văn hóa đặc biệt diễn ra từ 11 giờ đêm ngày 12/4 đến 6h sáng ngày 13/4 trên cây cầu Long Biên lịch sử của Hà Nội. Đây  là chương trình khởi đầu cho một chuỗi sự kiện văn hóa - du lịch mới mẻ và độc đáo được tổ chức bởi Dự án “Đêm trắng cầu Long Biên”.

 

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề(vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1898 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.

 

Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.

 

Cầu Long Biên về đêm

 

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1(1965-1968),cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần,hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần,phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh vàphòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa Kỳ khi có lũ cao nhất.

 

Bộ đội Phòng không Việt Nam dùng máy bay trực thăng cẩu pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không hải quân gồm: các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cầu.

 

Các nhịp của cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới.

 

Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh.

 

Cầu Long Biên hiện nay

 

Dự án do một nhóm những người trẻ hiện đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và lịch sử tới từ nhiều nhóm hoạt động văn hóa - nghệ thuật khác nhau tại thủ đô Hà Nội cùng tổ chức. Qua chương hứa hẹn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm độc nhất trong chuyến hành trình tìm về miền ký ức của cây cầu trăm năm tuổi.

 

Du khách đến với cầu Long Biên

 

Kiến trúc sư Nguyễn Nga - cố vấn nghệ thuật Dự án cho biết: “Tiếp nối thành công từ hai kỳ Festival cầu Long Biên được tổ chức vào năm 2009 và 2010, chuỗi sự kiện văn hóa - du lịch có tên gọi “Đêm trắng cầu Long Biên” được tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần ngay trên cây cầu Long Biên trăm tuổi sẽ trở thành những điểm sáng trong cộng đồng những người yêu văn hóa. Đây cũng là chuỗi sự kiện tạo tiền đề cho Festival cầu Long Biên 2014 với chủ đề Cầu Long Biên - Lễ hội văn hóa các dân tộc sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10 năm nay”.

 

Dự kiến, sẽ có 5 đêm trắng với 5 chủ đề khai thác những khía cạnh khác nhau về cây cầu lịch sử: “Kí ức”, “Tình yêu”, “Máu và hoa”, “Hy vọng”, “Sống!”

 

Ban Tổ chức hy vọng “Đêm trắng cầu Long Biên - Hành trình đi tìm ký ức” sẽ là bức tranh sống động nhất, chân thực nhất về cây cầu Long Biên với biết bao những nỗi niềm, và đó sẽ là đêm Hà Nội không ngủ, khi tất cả các bạn trẻ soi đèn tìm về miền ký ức xưa, và cùng nhau tạo nên những hồi ức mới trên chính cây cầu lịch sử này.

 

Bình luận của bạn

Tour đang được khuyến mãi