Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt
Nhắc đến thiền viện Phật giáo tại Đà Lạt hẳn ai cũng biết đến dòng thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng, có lẽ chính vì vậy mà thiền viện Vạn Hạnh được ít người tham viếng hơn. Nhưng nếu ai đã từng ghé thăm thiền viện Vạn Hạnh chắc chắn bị thu hút bởi vẻ đẹp thanh tịnh của cảnh quan, của những cổ vật có niên đại hàng trăm năm.
THIỀN VIỆN VẠN HẠNH
ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH
NỔI TIẾNG TẠI ĐÀ LẠT
Thiền viện Vạn Hạnh được xây dựng từ năm 1952 cho đến nay đã được trùng tu lại nhiều lần và nổi bật với bức tượng Phật Thích Ca bằng xi măng cao 24m, nặng 60 tấn, công trình do Thượng tọa Thích Viên Thanh thiết kế. Có lẽ ấn tượng nhất chính là khung cảnh khuôn viên thoáng mát, thỏa mái của thiền viện tạo nên bởi tượng Phật Di Lạc, vườn Lâm Tì Ni, hay tượng Quan Âm thị.
Tọa lạc tại số 39, đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8 cách trung tâm thành phố 8km về phía Nam, Thiền Viện Vạn Hạnh được các tăng ni phật tử thập phương về hành hương đây để có dịp hội ngộ đàm đạo. Thiền viện còn là trong những điểm đến tham quan du lịch tại Đà Lạt được yêu thích.
Du khách hãy ghé thăm phòng trưng bày cổ vật của Thiền Viện Vạn Hạnh để cảm nhận được một Đà Lạt độc đáo từ hàng trăm năm về trước. Với hơn 2.000 cổ vật, thiền viện Vạn Hạnh trở thành một trong những nơi thường xuyên lui tới của các nhà nghiên cứu dân tộc học, để phác họa lên lối sinh hoạt của một cao nguyên núi Liang Biang có giá trị văn hóa mà do chính chủ tọa Thích Viên Thanh sưu tầm qua nhiều năm.
Một điểm độc đáo nữa của thiền viện khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng và cuốn hút, đó là những bức tranh được làm bằng đá thạch anh. Có gần 100 tranh với các thông điệp riêng được thổi hồn bằng những cái nhìn tinh tế của người tạo ra chúng. Và đó không ai khác ngoài chủ tọa Thích Viên Thanh.
Đến với thiền viện Vạn Hạnh để thấy một Đà Lạt phồn hoa là thế nhưng vẫn có một chốn thanh tịnh, nơi tĩnh tâm để tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của cao nguyên Liang Biang.