Viếng miếu Cậu ở Côn Đảo
Đến Côn Đảo là đến với nhiều những truyền thuyết, những bí ẩn, là đến với sự linh thiêng trong đó miếu Cậu (miếu hoàng tử Cải) hay hoàng tử Hội An là một trong những điểm đến của du lịch tâm linh mà bạn không nên bỏ qua.
VIẾNG THĂM MIẾU CẬU LINH THIÊNG
THỜ HOÀNG TỬ CẢI Ở CÔN ĐẢO
Đến Côn Đảo đừng bỏ qua miếu Cậu (miếu hoàng tử Cải) hay hoàng tử Hội An bạn nhé. Một địa điểm tâm linh mà không một ai khi đặt chân đến Côn Đảo muốn bỏ qua. Hãy cùng chúng tôi tham gia vào hành trình khám phá tâm linh, tìm lại cội nguồn, những nơi mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua được phải kể đến như Nhà tù Côn Đảo, nghĩa trang Hàng Dương, mộ Võ Thị Sáu, Vân Sơn Tự, An Sơn miếu (miếu thờ bà Hoàng Phi Yến)… Cùng Di Sản Việt tìm hiểu thêm về nơi này nhé.
Ngôi miếu Cậu nổi tiếng linh thiêng ở Côn Đảo
Có một câu hát nổi tiếng, một câu hò “cửa miệng” của người dân địa phương mà quý khách sẽ luôn nghe thấy văng vẳng đâu đây khi ghé thăm Côn Đảo. Một câu hát tưởng chừng như rất giản đơn nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, chất chứa tình mẫu tử, nỗi nhớ mong, nỗi niềm day dứt không nguôi và có có sự hờn ghen oán trách:
Lễ rước hàng năm hoàng tử Cải về An Sơn Miếu
Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.
Trong câu hát trên, có hai nhân vật lịch sử có thật được nhắc đến đó là bà Hoàng Phi Yến (tên tục là Lê Thị Răm) và Hoàng tử Hội An (tên tục là Hoàng tử Cải) - phu nhân và con trai của chúa Nguyễn Ánh. Sau khi qua đời, người dân làng Cỏ Ống lập lên miến thờ Hoàng tử Hội An, lấy tên là miếu Cậu và miếu Bà là nơi thờ phụng bà Hoàng Phi Yến.
Trên cung đường đến với bãi Đầm Trầu ở khu vực Cỏ Ống, quý khách sẽ thấy miếu Cậu. Miếu Cậu với không gian nhỏ nhỏ, chỉ khoảng 10 mét vuông nhưng rất sạch sẽ, được trồng nhiều cây xanh xung quanh, tỏa bóng che mát cho du khách tới viếng thăm. Khi đến đây, điều đầu tiên chúng ta sẽ cảm nhận được một bầu không khi vô cùng trong lành, thanh tịnh, dường như những tạp niệm của cuộc sống bộn bề đã bị tiêu tan bay đi mất, thay vào đó chỉ còn lại một tâm trạng nhẹ nhàng, vô tư. Bên ngoài cổng miếu có hai bức tượng con bạch mã đặt hai bên, bức tượng to lớn, toát lên vẻ khí chất, là linh vật bảo vệ sự yên bình cho giấc ngủ ngàn thu của hoàng tử Cải.
Hai con bạch mã trông coi miếu Cậu ở Côn Đảo
Nói miếu Cậu rất linh thiêng bởi khi mất, Hoàng tử Hội An mới vừa tròn 5 tuổi, cái độ tuổi hồn nhiên, ngây thơ như một trang giấy trắng nhưng lại có một tấm lòng hiếu đạo vô bờ với đấng sinh thành. Bên cạnh đó mặc dù nhỏ tuổi nhưng Câu cũng rất dũng cảm, dám cất lời bảo vệ mẹ bởi vậy đến đây thăm viếng quý khách phải giữ cho mình một cái tâm trong sáng, thành tâm, thành kính cầu về sức khỏe, học tập, công danh, sự nghiệp chắc chắn được như ý nguyện.
Lịch sử ghi chép lại như sau: Chúa Nguyễn Ánh kết hôn cùng bà Hoàng Phi Yến sinh ra người con trai là Hoàng tử Hội An. Vào mùa thu năm 1783, chúa Nguyễn Ánh nhằm trốn khỏi sự giám sát của quân khởi nghĩa Tây Sơn, cùng gia đình và tùy tùng chạy trốn ra Côn Đảo. Những năm tháng tối tăm này một người kiêu ngạo như chúa Nguyễn Ánh dường như không chấp nhận được. Muốn đảm bảo sự an toàn, có thêm viện trợ để chống lại nghĩa quân, ông dự định đi cùng vị linh mục Bá Đa Lộc đưa cậu con trai 5 tuổi của mình giao cho quân Pháp làm con tin, cầu cứu hỗ trợ của quân đội Pháp. Như sét đánh ngang tai, bà Hoàng Phi Yến kiên quyết không đồng ý với sự mạo hiểm của ông, hết lời khuyên can, tha thiết cầu xin Chúa Nguyễn Ánh suy nghĩ lại, không nên mượn sức mạnh từ bên ngoài để giải quyết nội bộ của đất nước, không thể “cõng rắn cắn gà nhà” được. Nguyễn Ánh sau khi nghe những lời nói chân tình như rút ruột rút gan của bà xong, trái lại nổi giận lôi đình, nghi nhờ bà thông đồng với quân Tây Sơn, sai người nhốt bà vào hang động trên một hòn đảo hoang khác.
Bên trong miếu Cậu ở Côn Đảo
Về phần Cậu Cải, ngày đó mới lên năm, vì không thấy mẹ đâu, mới khóc lóc đòi mẹ. Biết được tin mẹ mình đang bị nhốt, Cậu liền thỉnh cầu cha, mong muốn được gặp và ở lại với mẹ. Trong cơn tức giận, không kiềm chế được, Nguyễn Ánh đã ra tay tước đi sự sống con mình, ném xuống rặng san hô ngoài biển. Dân làng Cỏ Ống thấy vậy liền mang Cậu về, lập miếu thờ ở gần bãi Đầm Trầu, ngày ngày hương khói, thờ phụng Cậu. Nói miếu Cậu rất linh thiêng bởi Cậu mất khi còn là một đứa trẻ lên 5, tâm trong sáng, khỏe mạnh và một lòng hiếu thảo bao dung. Về phần bà Phi Yến, hay tin Cậu qua đời, vô cùng đau khổ, dằn vặt bản thân không bảo vệ được con, bà cứ ôm mộ Cậu Cải khóc không ngừng, trông thật thương tâm. Chính vì vậy, theo dòng thời gian, câu hát dân dã của người dân làng Cỏ Ống vang lên “Gió đưa cây cải về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay” tới ngày nay.
Du lịch Côn Đảo đến thăm viếng miếu Cậu (miếu hoàng tử Cải, hoàng tử Hội An) là những hoạt động mang nhiều ý nghĩa. Trên hòn đảo này, mỗi địa danh đều gắn với một câu truyện, vui có, buồn có, từ đó mà chúng ra rút ra nhiều bài học cho bản thân. Qua lời kể trầm ấm của người dân bản địa, chắc chắn những trải nghiệm của bạn tại nơi đây sẽ thật khó phải nhòa.