Cẩm nang du lịch

Chùa Thiên Hưng Quy Nhơn

chua-thien-hung-quy-nhon Chùa Thiên Hưng Quy Nhơn

Chùa Thiên Hưng, đây là ngội chùa nổi tiếng linh thiên tại Quy Nhơn, cũng là điểm du lịch nổi tiếng đã và đang thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Hay cùng Du Lịch Di Sản Việt tìm hiểu những thông tin và những điều cần lưu ý khi tham quan nhé. 

 

 

CHÙA THIÊN HƯNG QUY NHƠN

 

ĐIỂM ĐẾN CỦA BÌNH AN TÂM HỒN

 

 

Tránh xa sự xô bồ, ồn ã, náo nhiệt nơi thành thị, bạn đang cần một nơi xanh mát, an lành để thư giãn lòng mình? Chùa Thiên Hưng là một nơi lý tưởng cho bạn. Đến với ngôi chùa này, bạn sẽ được hòa mình vào không gian xanh mát, tận hưởng cảm giác thư thái quên đi mọi mệt mỏi và âu lo. Hãy cùng Di Sản Việt tìm hiểu về ngôi chùa này nhé.

 

1.Vị trí và cách đi đến chùa Thiên Hưng.

 

tham-quan-chua-thien-hung-quy-nhon

Chùa Thiên Hưng - Một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại Việt Nam

 

- Vị trí: Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km, chùa Thiên Hưng tọa lạc tại thị trấn Đập Đá (quốc lộ 1A), phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

 

- Cách đi: Xe bus: Bạn có thể đi xe bus đến chùa Thiên Hưng bằng cách bắt chuyến xe bus T12 (Quy Nhơn – Bồng Sơn – Tam Quan). Tuyến bus bắt đầu từ đường Lê Duẩn, thành phố Quy Nhơn, đi qua huyện An Nhơn (nơi có chùa Thiên Hưng) và kết thúc tại Tam Quan. Do là chuyến xe bus từ trung tâm thành phố Quy Nhơn đi ra ngoại thành nên mỗi chuyến cách nhau khoảng 35 phút.

 

Xe máy: Nếu thích trải nghiệm và muốn tự do khám phá Quy Nhơn. Bạn hãy thuê xe máy và tự đi đến những địa điểm mình muốn. Giá thuê khoảng 100.000VND - 150.000VND/ngày.

 

Cách 1: nếu bạn xuất phát từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo đường Võ Nguyên Giáp – đường Nguyễn Huệ, qua tháp Bánh Ít rồi đi thẳng theo quốc lộ 1A bạn sẽ đến Nhơn Hưng. Đến đây bạn chỉ việc hỏi người dân rồi đi khoảng 0,4km nữa là sẽ tới chùa Thiên Hưng.

 

Cách 2: Nếu bạn xuất phát từ sân bay Phù Cát, bạn đi theo quốc lộ 19B, tới ngã tư rẽ phải, sau đó đi thẳng quốc lộ 1A qua trung tâm thị trấn Đập Đá. Đi khoảng 1km nữa là bạn sẽ tới chùa Thiên Hưng.

 

2. Giờ mở cửa của chùa Thiên Hưng.

 

dai-sanh-chua-thien-hung-quy-nhon

Sảnh chính chùa Thiên Hưng Quy Nhơn

 

Bắt đầu từ 9 giờ sáng, chùa Thiên Hưng sẽ mở cửa đón khách đến hành hương và tham quan. Vào khoảng thời gian từ 11 giờ trưa cho đến 15 giờ chiều chùa sẽ đóng cửa một số khu vực. Do đó, nếu bạn muốn tham quan hết ngôi chùa thì nên đến từ lúc chùa bắt đầu mở cửa.

 

Bên cạnh đó, nếu quý khách muốn ở lại qua trưa để chiều tiếp tục tham quan thì chùa Thiên Hưng cũng nấu cơm chay để phục vụ du khách hành hương từ 10 giờ đến khoảng 12 giờ trưa. Du khách chỉ cần xuống nhà ăn và báo lại với nhà bếp để được chuẩn bị phần cơm chay cho mình. Bất kể bạn là ai, bạn có tham gia cúng lễ hay không, nếu muốn bạn cũng sẽ được thưởng thức bữa cơm chay tại chùa hoàn toàn miễn phí.

 

3. Vẻ đẹp kiến trúc của chùa Thiên Hưng.

 

kien-truc-chua-thien-hung

Vãn cảnh chùa Thiên Hưng - Mang lại cảm giác bình an.

 

Chùa Thiên Hưng thu hút du khách trong và ngoài nước bởi vẻ ngoài bình dị, chân thân khiến bất kỳ ai cũng say mê và lưu luyến khi ra về. Vừa bước đến cổng chùa, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của ngôi chùa qua bức tranh đồng nội mộc mạc, quen thuộc, thân thương. Hai bên của con đường dẫn vào chùa là hai cánh đồng lúa trải dài – hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Khi lúa chín vàng rộ, đi trên đường bạn cũng có thể ngửi thoang thoảng hương lúa chín. Xung quanh chùa được bao bọc bởi những hào nước, có cây cầu nhỏ xinh bắc qua hào nước đến chùa như kết nối cuộc sống hối hả, xô bồ bên ngoài với chốn thiền môn bình yên, thanh tịnh.

 

Ngay khi đặt chân vào ngôi, chùa bạn sẽ ấn tượng bởi lối kiến trúc hoài cổ của các gian chùa. Bước vào chùa, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc đến Phượng Hoàng Cổ Trấn cổ kính, lãng mạn. Các gian nhà tại đây đều được lợp mái cong theo kiểu mái nhà cung đình xưa kết hợp với không gian xanh thoáng đãng, trong lành, yên tĩnh tạo cảm giác thanh tao, thoát tục.

 

Vào năm 2013, một trận hỏa hoạn đã xảy ra tại chùa khiến một số công trình và cảnh quan bị hư hại. Tuy nhiên, các đại sư và người dân nơi đây đã chung tay, góp sức, tích cực phục hồi, sửa chữa để khôi phục và nâng cấp không gian và cảnh quan của chùa trở nên thanh bình và đẹp mắt như hiện nay.

 

  • Cổng tam quan của ngôi chùa Thiên Hưng: Sau khi đi qua cánh cổng hai bên hai cánh đồng lúa bát ngát, bạn sẽ đến với cổng tam quan của chùa. Cổng tam quan được xây dựng rộng rãi và uy nghi. Trụ cột được xây dựng bằng bê tông, cốt thép vững chắc. Phần mái của cổng được thiết kế theo kiến trúc mái cong với góc mái hình lưỡi đao, cong vút lên trời. Phần cánh cổng được làm bằng gỗ. Tất cả tạo nên một cổng tam quan nhẹ nhàng và cổ kính. Đây cũng chính là nét kiến trúc đặc trưng của những công trình Phật giáo của miền Bắc nước ta.

 

tuong-phat-thic-ca-mo-ni-chua-thien-hung

Tượng phật Thíc Ca Mầu Ni - Đại sảnh chính chùa Thiên Hưng

 

  • Khu vực chính điện của chùa Thiên Hưng: Sau khi bước qua cánh cổng tam quan, bạn như lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh với sự kết hợp của những công trình kiến trúc mang nét cổ kính và cây cối, nhịp cầu, dòng nước,… nơi đây. Khu vực chính điện sừng sững, hiên ngang  chính là trung tâm của ngôi chùa. Nơi đây được thiết kế với 3 tầng chính và 1 tầng mái. Những trụ cột lớn, vững trãi như phần khung nâng đỡ cả chính điện. Phần mái thiết kế uốn cong, góc mái cong lưỡi đao, được trạm khắc hình đầu rồng. Tại khu vực chính điện, mỗi tầng thờ phụng những bức tượng phật khác nhau. Nổi bật ở tầng một là bức tượng phật bà nghìn mắt nghìn tay được đúc bằng đồng vô cùng uy nghiêm. Nơi thờ phụng phật Thích Ca Mâu Ni là ở trên tầng cao nhất của khu chính diện. Ngoài ra còn rất nhiều bức tượng phật được thờ phụng tại đây.

 

  • Đối diện với khu chính điện là tòa tháp chuông 12 tầng được thiết kế rất công phu, cao chót vót. Tiếng chuông mỗi khi cất lên như cuốn đi mọi ưu phiền, mệt mỏi của khách đến tham quan. Từ trên tháp, bạn có thể phóng tầm mắt tận hưởng toàn bộ khung cảnh của An Nhơn.

 

Ngoài ra, khuôn viên chùa Thiên Hưng được thiết kế hài hòa với sự kết hợp đan xen của cây, hoa và các công trình kiến trúc. Đặc biệt, đối diện chính điện là ao sen nở quanh năm, và rộ nhất vào mùa hè. Cạnh ao sen là khu vườn xanh mát Thiên Thanh, có tượng đài Quan Âm xung quanh là những tiểu cảnh làm nổi bật cả khu vườn. Khuôn viên được thiết kế rất nhiều các hòn non bộ, các bức tượng phật. Dạo bước trong khuôn viên của chùa khiến bạn có cảm giác thư thái, an nhàn, xua tan mọi muộn phiền.

 

  • Đặc biệt, tại chùa hiện đang lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni là một trong những điều thu hút khách gần xa đến chiêm bái ngôi chùa.

 

4. Những điều cần lưu ý khi đến chùa Thiên Hưng

 

chiec-chuong-co-chua-thien-hung

Chiếc chuông cổ ở chùa Thiên Hưng

 

- Trang phục: Khi vào chùa, bạn cần chú ý ăn mặc kín đáo, gọn gàng nhằm thể hiện lòng thành kính với đức Phật và sự tôn nghiêm của ngôi chùa.

 

- Lời ăn tiếng nói: Trật tự khi tham quan, đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn và lớn tiếng. Chùa là nơi tôn nghiêm, là chốn linh thiêng, bạn nên chú ý lời ăn tiếng nói khi ở trong chùa.

 

- Nguyên tắc khi ra vào chùa: Khi đi vào chùa, bạn nên đi vào cửa bên phải (Giả quan) và đi ra bằng cửa bên trái (Không quan). Không nên đi vào cửa chính giữa (Trung quan) vì đây là cửa chỉ dành cho những bậc cao tăng, thiên tử hay bậc khoa bảng. Tuyệt đối không được dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua.

 

- Không nên mua sắm vàng mã đến dâng cúng Phật tại chùa, không dùng hoa dại để cúng phật. Tiền hãy bỏ vào hòm công đức, không nên đặt lên hương án của chính điện.

 

- Khi dâng hương bạn chỉ chỉ nên cắm 1 cây hương cắm vào bát hương.

 

Với vẻ đẹp độc đáo và nét cuốn hút riêng biệt, không gian xanh mát, yên bình quyến luyến lòng người chùa Thiên Hưng ngày càng nổi tiếng với du khách gần xa. Vậy còn chần chừ gì mà bạn còn chưa đến chùa Thiên Hưng để tự mình cảm nhận và tận hưởng khung cảnh nên thơ này nào!

 

Bình luận của bạn

Tour đang được khuyến mãi