Cẩm nang du lịch

Miếu bà Phi Yến ở Côn Đảo

mieu-ba-phi-yen-o-con-dao Tham quan miếu bà Phi Yến (An Sơn Miếu) Côn Đảo

Đến Côn Đảo đừng quên ghe qua miếu bà Phi Yến nhé. Đây là điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo. 

 

MIẾU BÀ PHI YẾN CÔN ĐẢO

 

Miếu bà Phi Yến hay còn được biết tới gới tên gọi là (An Sơn Miếu), đây là điểm du lịch nổi tiếng mà mỗi du khách khi tới Côn Đảo đều không thể bỏ qua điểm đến thu hút du khách này. Hãy cùng Du lịch Di Sản Việt Nam tìm hiểu tại sao ngôi miếu này lại nổi tiếng tới vậy.

 

1. Đôi nét về lịch sử ngôi miếu bà Phi Yến (An Sơn Miếu) tại Côn Đảo

 

mieu-an-son-ba-phi-yen-con-dao

Miếu bà Phi Yến (An Sơn Miến) ở Côn Đảo

 

Dạo quanh khắp Côn Đảo, ta chỉ có thể bắt gặp duy nhất một ngôi miếu và đó chính là ngôi miếu bà Phi Yến. Vào ngày 18 tháng 10 âm lịch mỗi năm, người dân bản địa và du khách sẽ được tham gia vào lễ giỗ tưởng nhớ về Bà được tổ chức trang trọng bởi sở văn hóa. UBND Bà Rịa – Vũng Tàu đã công nhận và xếp hàng miếu bà là di tích lịch sử cấp tỉnh, cũng là hạng mục quan trọng được chú trọng trong quy hoạch, trùng tu tổng thể tại Côn Đảo theo QĐ số 264/2005/QĐ – TTg từ ngày 25 tháng 10 năm 2005 theo đề án toàn diện phát triển xã hôi – tinh tế Côn Đảo tới năm 2020. Và có thể khẳng định rằng miếu bà chính là 1 trong số ít những di sản văn hóa dân gian tại quần đảo này. Ngôi miếu xây dựng và khánh thành vào năm 1785, nơi đây thờ người vợ thứ của vua Gia Long (Nguyễn Ánh)bà Phi Yến.

 

2. Sự tích về ngôi miếu bà Phi Yến (An Sơn Miếu) ở Côn Đảo

 

ve-dep-mieu-ba-phi-yen-an-son

Nét đẹp cổ kính miếu bà Phi Yên (An Sơn Miếu) Côn Đảo

 

Vào năm 1783, khi Nguyễn Ánh phải bôn ba ra ngoài Côn Đảo nhắm tránh đi sự theo dõi từ quân đội Tây Sơn vì những sự thất bại liên tục, bởi vậy mà ông đã cho hoàng tử Hội An (Tục danh là hoàng tử Cải) cùng Bá Đa Lộc đi sang Pháp trở thành con tin nhằm xin cứu viện. Lúc bấy giờ, Bà Phi Yên đã ngỏ lời để khuyên chúa Nguyễn Ánh rằng không nên làm thế bởi việc chiến tranh với Tây Sơn là chuyện trong nước, nếu đem ngoại bang vào sẽ trở nên phức tạp kể cả khi có thắng lợi chăng nữa. Nhưng Chúa không chỉ không nghe lời khuyên của bà mà còn giận giữ và nghi ngờ bà nói điều đó là vì đã ngầm thông đồng cùng quân Tây Sơn. Cũng may là được nhiều cận thần cầu xin để giảm án, nếu không bà đã phải chịu tội tử hình do khi quân phạm thưọng. Mặc dù tránh được tội chết nhưng bà vẫn bị vua tuyên phạt giam cầm tại một hoang đảo nằm về hướng Tây Nam của Côn Đảo (Ngày nay được gọi là Hòn Bà). Ngay khi mà lệnh giam cầm được truyền xuống thì Nguyễn Ánh nhận được tin rằng nghĩa quân Tây Sơn đang gần tới Côn Đảo, chúa đang phải xuống thuyền cùng tùy tùng chạy trốn tiếp. Hoàng tử Hội An lúc đó 5 tuổi vì khóc lóc đòi mẹ nên đã bị Chúa giận giữ ném xuống biển, xác của hoàng tử trôi dạt tới tận làng Cỏ Ông. Hiện nay du khách tới Côn Đảo du lịch cũng thường tới làng Cỏ Ống để thắp hương viếng mộ hoàng tử.

 

3. Truyền thuyết về thứ phi Phi Yến

 

mieu-ba-phi-yen-diem-du-lich-noi-tieng-con-dao

Miếu bà Phi Yên (An Sơn Miếu) gắn liền với nhiều truyền thuyết trên Côn Đảo

 

Nghe truyền thuyết của người dân Côn Đảo nơi đây kể rằng, bà Phi Yến khi đó đã được 2 linh vật Vượn Bạch cùng Hắc Hổ trung thành, khôn ngoan cứu sống. Chúng đã đưa bà tới ngôi làng mà xác của vị hoàng hoàng từ kia trôi dạt vào (Cỏ Ống). Người dân nơi đây đã lập nên một căn nhà nhỏ gần mộ của hoàng tử để bà có thể tiện tới thăm nấm mộ con trai mình.

 

Vào tháng 10 năm 1785 (Âm lịch), ngôi làng An Hải tổ chức có 1 lễ hội chay và rước bà Phi Yến để tăng thêm phần trang trọng cho lễ hội. Vào đêm ngay hôm đó, bà đã bị 1 tên đồ tể lẻn vào phòng định làm trò sàm sỡ nhưng bà đã kịp kêu lên trước khi có chuyện gì xảy ra. Tên đồ tể đã bị bắt nhưng ngay trong đêm đó bà cũng tự tử để giữ toàn vẹn danh tiết.

 

4. Lễ giỗ hàng năm của bà Phi Yến ở Côn Đảo

 

mieu-ba-phi-yen-con-dao-le-gio-hang-nam

Ngày giỗ hàng năm được tổ chức ở miếu bà Phi Yến tại Côn Đảo

 

Mỗi năm vào ngày 18 tháng 10 (Âm Lịch) là người dân trên đảo lại tổ chức lễ giỗ chay trang trọng để tưởng nhớ bà – một người phụ nữ trung trinh tiết liệt. 

 

Đối với nhưng cư dân trên đảo, ngôi miếu thờ bà là địa điểm linh thiếng, nó gắn với câu chuyện đầy bi thương về người phụ nữ đức hạnh, tài sắc. Cái chết của bà đã làm dân làng cảm động mà lập một ngôi miếu. Vào năm 1861, thực dân Pháp sau khi chiếm lĩnh đảo đã dựng lên những trại tù vì thế mà ngôi miếu bị phá hủy, đổ nát. Cho tới năm 1981, ngôi miếu đã được người dân phục dựng lại khang trang trên nền đất cũ. Và họ vẫn giữ truyền thống tổ chức lễ giỗ cho bà hàng năm. Mỗi lần tới Côn Đảo đúng dịp giỗ vị Thứ Phi này và tham gia lễ giỗ của bà cũng chính là được thưởng thức nét đẹp trong văn hóa đặc sắc của người dân Côn Đảo.

 

Ngôi miếu thờ bà Phi Yên (An Sơn Miếu) ở Côn Đảo chính là 1 trong những điểm đến thu hút số lượng khách du lịch lớn. Nó không chỉ mang 1 nét đẹp văn hóa của người dân bản địa mà đằng sau đó là cả 1 câu chuyện đầy bi thường về Bà Phi Yến.

Bình luận của bạn

Tour đang được khuyến mãi