Cẩm nang du lịch

Tháp đôi (Bình Định) Quy Nhơn

thap-doi-quy-nhan Tìm hiểu tháp đôi Quy Nhơn

Tháp đôi ở Quy Nhơn, Bình Định, đây là điểm du lịch nổi tiếng, niềm tự hào của người Chăm Pa. Hãy cùng Di Sản Việt khám phá tìm hiểu những điều chưa biết về điểm du lịch này bạn nhé.

 

 

 THÁP ĐÔI QUY NHƠN

 

Quy Nhơn được biết đến là vùng đất của những tháp Chăm Pa được xây dựng theo lối kiến trúc văn hóa truyền thống đặc trưng, độc đáo. Tháp Đôi Quy Nhơn là một trong những ngọn tháp Chăm Pa nổi tiếng tại vùng đất này, được coi là công trình kiến trúc tôn giáo mang tính nghệ thuật được tạo thiết kế từ bàn tay khéo léo, tài hoa và sự sáng tạo của người Chăm Pa. Đây là một trong những điểm tham quan mà du khách không nên bỏ qua để có cơ hội chiêm ngưỡng, cũng như tìm hiểu về nền văn hóa độc đáo của người Chăm Pa cổ.

 

thap-doi-quy-nhon-binh-dinh

Tháp đôi - Điểm du lịch nổi tiếng Quy Nhơn - Bình định

 

Tháp đôi tại Quy Nhơn hay còn được biết đến cái tên Tháp Hưng Thạnh do tháp này thuộc địa phận làng Hưng Thạnh trước đây. Sri Banoi là tên gọi của địa danh này theo tiếng J’rai hay Tour Kh’mer theo tiếng Pháp. Có vị trí đắc địa nằm trên mặt đường Tháp Đôi và Đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thuộc trung tâm thành phố Quy Nhơn. Di tích nằm trên phần đất có diện tích lên tới 6.000m2 với những thảm cỏ rộng xanh mướt, cùng rất nhiều cây cổ thụ xòe bóng mát, Tháp Đôi là địa điểm tham quan lý tưởng để du khách thưởng lãm kiến trúc Chăm pa cổ và cũng như nghỉ mát. Hiện nay, Tháp Đôi nằm trong tám tháp Chăm vẫn còn được bảo tồn và khai thác thành điểm tham quan du lịch của tỉnh Bình Định, trở thành di tích văn hóa mang đậm phong cách kiến trúc và sắc màu tôn giáo Champa đặc sắc.

 

 

CÁC ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH

 

PHÚ YÊN - QUY NHƠN NỔI TIẾNG

 

 

 

 

thong-tin-hinh-anh-thap-doi-quy-nhon

 

Tháp đôi có niên đại xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đầu thế kỉ XIII, trong thời gian vương quốc Chăm pa có nhiều biến động lớn. Tháp đôi từng bị xuống cấp nặng nề do thời gian dài với những biến cố thăng trầm của lịch sử. Tháp đôi được trùng tu và tôn tạo lại trong giai đoạn từ năm 1990 tới năm 1997, bởi những nghệ nhân cùng sự giúp đỡ của các nhà khảo cổ, các nhà khoa học trong nước và sự hỗ trợ nhiệt tình của các chuyên gia của Ba Lan. Sau khi trùng tu, Tháp Hưng Thạnh đã gần như khôi phục được thiết kế kiến trúc nguyên bản và là điểm du lịch thu hút du khách tới tham quan, tìm hiểu và khám phá.

 

ve-dep-thap-doi-binh-dinh-quy-nhon

Vẻ đẹp kiến trúc tháp đôi Quy Nhơn - Niềm tự hào của người Chăm Pa

 

Tháp đôi nằm cách 3km về hướng Tây Bắc so với trung tâm thành phố Quy Nhơn, tọa lạc trên quốc lộ 19 gần với Cầu Đôi – bắc qua nhánh sông chảy từ hồ Đèo Sơn đổ ra Đầm Thị Nại. Do vậy, du khách có thể tới đây bằng các phương tiện giao thông đường bộ: xe máy, ô tô hay xe khách. Đến tháp đôi bằng xe khách Phương Trang là lựa chọn của rất nhiều du khách bởi thương hiệu xe khách uy tín mà giá cả rất hợp lý. Nếu lựa chọn xe máy hoặc ô tô cá nhân là phương tiện di chuyển thì bạn cần di chuyển theo quốc lộ 19 tới Cầu Đôi, sau đó di chuyển khoảng 650m theo hướng về trung tâm thành phố là có thể dễ dàng tìm thấy Tháp Đôi nằm ngay bên tay trái.

 

 

TOP CÁC ĐIỂM THAM QUAN NỔI TIẾNG

 

QUY NHƠN - PHÚ YÊN

 

 

Tên gọi Tháp Đôi là do cụm tháp này chỉ có 2 ngọn tháp được xây dựng cạnh nhau là: một tháp thấp và một tháp cao. Trong đó, tháp lớn hơn cao khoảng 20m, tháp nhỏ hơn có chiều cao là 18m. Lý do cụm tháp này chỉ có hai tháp vẫn chưa có lời giải đáp bởi thông thường thì mỗi cụm tháp Chăm pa cổ sẽ được thiết kế với 3 ngọn tháp. Các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời lý giải cho sự khác biệt rất lớn của công trình này với các cụm tháp khác. Ngoài ra, Tháp đôi còn có một điểm rất khác biệt so với các tháp khác là cụm tháp này không có chóp (ngọn) tháp. Nguyên nhân của sự khác biệt này là bởi tháp bị hư hỏng nặng do chiến tranh, và không thể khôi phục lại phần chóp cho hai tháp này mặc dù đã được rất nhiều nghệ nhân tham gia phục chế.

 

thap-doi-diem-check-in-quy-nhon

Tháp đôi là điểm check in của các tín đồ du lịch khi đến Quy Nhơn

 

Kết cấu xây dựng của Tháp lớn rất cân đối với phần mái và phần thân được kết hợp vô cùng tinh tế, tạo nên bố cục liền mạch bằng họa tiết đường diềm thắt lại. Voi châu ở hai bên đối xứng và tu sĩ đang ngồi thiền được trang trí ở giữa phần mái và thân tháp. Hai bên diềm mái tháp được chạm khắc hình dáng của 21 vũ nữ vô cùng tinh xảo và sống động. Chày và cối giã gạo – được coi là biểu tượng của linh vật Yoni và Linga, được thờ cúng trong tháp lớn. Xây dựng khá giống với tháp lớn, nhưng tháp nhỏ được trang trí bằng 13 chú hươu thay cho hình các vũ nữ ở phần diềm mái ở tháp lớn.

 

Cả hai tháp đều có cửa chính hướng về phía Nam. Cấu trúc của tháp đôi không giống với những tháp vuông Chăm Pa truyền thống nhiều tầng, mà được phân thành hai phần: Phần đỉnh của tháp có mặt cong và khối than vuông vắn. Chính vì thế mà du khách sẽ có cảm giác tháp đôi này có nét gì đó khá giống với các ngôi đền thờ ở Angkor Wat. Ngoài ra, tượng chim thần Gurada dang rộng đôi cánh lên cao tựa như đang nâng đỡ cho mái tháp ở bốn góc của tháp, xung quanh là hình điêu khắc bằng đá của những vũ công có 6 tay hoặc 8 tay theo tín ngưỡng đặc trưng của người Chăm Pa. Sự khéo léo, tài hoa của người Chăm Pa xưa được thể hiện qua những hình ảnh được chạm khắc rất tinh xảo nhưng cũng cực kỳ sống động.

 

Phần chân tháp lớn được xây dựng từ những khối đá lớn, cùng với đó là phần thân của 2 tháp và chân tháp nhỏ đều được xây dựng hoàn toàn bằng việc xếp khít những viên gạch nung đỏ với chất kết dính rất đặc biệt của người Chăm Pa nhưng vẫn vô cùng vững chắc. Kỹ thuật xây dựng độc đáo này không giống với việc xây dựng bằng xi măng như hiện nay, và nó vẫn là điều bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra.

 

Tháp đôi được đánh giá là quần thể tháp Chăm Pa đẹp nhất trong hệ thống tháp ở cùng duyên hải Nam Trung Bộ, là điểm tham quan thu hút rất lớn lượng du khách trong và ngoài nước với kiến trúc được thiết kế độc đáo, sắc sảo, không kém phần tinh tế, cũng như giá trị to lớn về văn hóa, tôn giáo rất đặc sắc của người Chăm Pa xưa. Vé tham quan Tháp đôi không mất quá lớn để du khách có thể khám phá công trình độc đáo này, mà chỉ vào khoảng 8.000 đồng/ người. Hàng năm, vào tối ngày mồng 2 tết, chương trình biểu diễn Đêm hội Tháp đôi sẽ được tổ chức với những tiết mục ca múa mang đậm nét đặc sắc của văn hóa Chăm pa truyền thống.

 

Bình luận của bạn

Tour đang được khuyến mãi