Tìm hiểu về Côn Đảo
Thông tin tổng quan về Côn Đảo, điểm du lịch hấp dẫn du khách. Những thông tin mới nhất được cập nhật bởi Di Sản Việt
THÔNG TIN VỀ CÔN ĐẢO
Trong nhiều năm trở lại đây, Côn Đảo đã trở thành cái tên quen thuộc và được nhiều người biết tới như 1 thiên đường mà thiên nhiên tạo hóa ban tặng cho con người. Số lượng du khách hàng năm tăng mạnh theo từng năm. Ai cũng muốn tới đây để có khoảng thời gian vui vẻ bên gia đình và bạn bè sau ngày tháng học tập và làm việc căng thẳng. Hãy cùng Du lịch Di Sản Việt tìm hiểu thêm nhiều thông tin về điểm đến hấp dẫn du khách này.
1. Diện tích và vị trí địa lý Côn Đảo
Được thiên nhiên ưu đãi, Côn Đảo sở hữu nhiều bãi biển đẹp.
Quần đảo với tên gọi Côn Đảo này có vị trí tọa lạc tại hướng Đông - Nam của đất nước ta. Diện tích tổng thể của quần đảo khoảng chừng 76 ki lô mét vuông. Với tọa độ địa lý chính xác từ 106036 ' tới 106045 ' kinh độ Đông, từ 8034 ' tới 8049 ' vĩ độ Bắc. Nằm cách thành phố Vũng Tàu khoảng 180 km (97 hải lý), cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 239 km, cách cửa sông Hậu là điểm đất liền gần nhất với Côn Đảo chỉ với 83 km (47 hải lý).
Quần đảo Côn Đảo này có hình dáng giống như một con gấu to lớn khổng lồ, tấm lưng của nó hướng về đất liền còn chân lại hướng tới biển Đông, trung tâm của Côn Đảo nằm ở vị trí bụng, mũi Lò Vôi và mũi Cỏ Ông tương xứng với 2 chân phía trước, còn Hòn Bà và mũi Cá Mập lại tương ứng với 2 chân sau.
Côn Đảo là quần đảo gồm 16 hòn đảo kích cỡ lớn nhỏ khác nhau mà hòn Phú Hải (còn được biết tới là Côn Lôn Lớn) là hòn đảo có diện tích lớn nhất với hơn 51 ki lô mét vuông, chiếm gần 2/3 diện tích của quần đảo, chiều dài lên tới 15 km. Hòn đảo lớn nhất này là nơi tập trung văn hoá, chính trị, kinh tế và xã hội của toàn người dân quần đảo. Chính bởi vị trí quan trọng như thế mà Côn Đảo được chọn là nơi để tập trung phát triển kinh tế biển theo định hướng của Đảng và Nhà Nước.
2. Ý nghĩa của tên gọi của Côn Đảo
Côn Đảo được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng.
Theo như sử sách viết lại, hòn đảo lớn nhất với tên gọi Côn Lôn và quần đảo cũng được gọi theo hòn đảo này “quần đảo Côn Lôn”, được gọi tắt với cái tên Côn Đảo. Xét theo mặt chữ nghĩa theo Hán Văn, cái tên Côn Lôn ở đây là nhằm để chỉ vùng hẻo lánh, xa xôi.
Tới thời kỳ Mỹ - Diệm, dưới ách bốc lột và chế độ cầm tù của thực dân Pháp xâm lược mà tên gọi của quần đảo đã được đổi thành “Hải Đảo Côn Sơn”. Và tới ngày 22 tháng 10 năm 1956, Diệm đã ký sắc lệnh cho thành lập địa phận tỉnh Côn Sơn, đây là tỉnh thuộc hòn đảo không có người dân sinh hoạt chỉ có bộ máy quản lý tù và những tù nhân.
Ngay khi hiệp định Paris năm 1973 được ký kết, ngụy quyền đã đổi tên quần đảo nhằm che mắt dư luận thế giới khỏi những người tù chính trị bị giam cầm tại đây. Vào tháng 11 năm 1974, ngụy quyền đã đổi tên của cơ sơ hành chính tại khu vực trung tâm Côn Sơn với tên gọi mới là thị xã Phú Hải (thuộc quản lý của tỉnh Gia Đinh). Tên gọi Phú Hải được sử dụng cho tới ngày mà Côn Đảo được giải phóng (01/05/1975).
Mặc dù trải qua nhiều lần đổi tên, nhưng đối với người dân chúng ta cùng với những người tù năm đó vẫn chỉ quen thuộc với tên gọi “Côn Đảo”.
3. Đặc điểm về địa hình địa chất Côn Đảo
Côn Đảo bao gồm nhiều quần đảo.
Quần đảo hình thành do các hoạt động địa chất dưới biển, do núi lửa phun trào mà tạo thành 1 dẫy núi với hầu hết đá ở đây là Granit (Cường thạch). Nham thạch biến thể chiếm phần lớn đất đai tại quần đảo này.
Tại khu vực trung tâm (kéo dài từ mé biển tới chân núi) ta có thể thấy nhiều dòng cát nằm song song với vờ biển, nhiều loại cây tạp khác nhau. Nằm giữa các dòng cát là những khoảng đất thấp, phía bên trên là loại đất cát có pha mùn, bên dưới là lớp đất sét, xuống sâu hơn nữa là những tảng đá xanh. Phía sau các dòng cát là phần đất thoải, dốc lên chân núi, hầu hết lớp đất cát nhỏ này rất nhuyễn, có pha chút chất mùn tựa như vùng đất đỏ tại Xuân Lộc.
Khác với khu vực trung tâm, tại Cỏ Ông thì những dòng cát có hướng nằm thẳng đứng so với bờ biển và có nhiều cát hơn, ít mùn hơn.
Theo như tài liệu về nông nghiệp thì quần đảo có mười loại đất chính, mà chủ yếu là cát vàng, cát trắng, Feralit.
Quần đảo Côn Đảo này không có hệ thống sông rạch mà chỉ có những con suối nhỏ từ trên núi chảy ra biển. Và 1 số hồ trên quần đảo, hồ Quang Trung với diện tích khoảng 20 ha là hồ lớn nhất.
Côn Đảo có nhiều bãi biển biển và hòn đảo lớn nhất sở hữu 24 bãi biển.
4. Thời tiết khí hậu Côn Đảo
Thời tiết Côn Đảo quanh năm nắng ráo - Thuận lợi cho việc thăm quan
Nằm trong khu vực của gió mùa Châu Á và ảnh hường bởi khí hậu của đại dương mà Côn Đảo luôn có thời tiết mát mẻ, thoải mái dễ chịu suốt cả năm. Mỗi năm đều có 2 kiểu gió mùa:
- Từ tháng 5 cho tới tháng 9 là gió mùa Tây Nam.
- Từ tháng 10 tới tháng 4 là gió mùa Đông Bắc, tại thời gian này sẽ có nhiều trận gió lớn, có thể giật tới cấp 6, 7 và trên cấp đó.
Khí hậu được phân làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa nắng: Từ giữa tháng 12 tới giữa tháng 4, thời gian này trên đảo có khi hậu tương đối mát mẻ, nhiệt độ trung bình thường chỉ khoảng 27 độ C. Tháng với với nhiệt độ khoảng 22 độ C là thời điểm mát nhất còn tháng 5 với nhiệt độ lên tới 34 độ C là cao nhất.
- Mùa mưa: Từ giữa tháng 4 cho tới giữa tháng 12, và cao điểm là khi tháng 8, tháng 9 tới với lượng mưa trung bình khoảng 2.200 mm/1 năm.
5. Hệ sinh thái của Côn Đảo
Côn Đảo có hệ sinh thái đa dạng và phong phú
Nổi tiếng với sự phong phú và đa dạng của hệ sinh vật, Côn Đảo là thiên đường cho những loại thực vật và động vật phát triển. Với nhiều loại động vật và thực sống trên cạn và dưới nước, nơi đây còn sở hữu nhiều loại lâm sản giá trị cao như gỗ Quăng, Găng,… cùng với nhiều loài hải sản quý như Vích, cá Cúi, Yến sào, Đồi Mồi, Trai ngọc.
Chính với sự đa dạng, phong phú cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc bảo vệ và nuôi trồng nên vào tháng 3 năm 1984, hội đồng quản lý cấp Bộ trưởng đã quyết định tiến hành việc xây dựng trên Côn Đảo 1 khu bảo tồn tự nhiên thiên nhiên với tổng diện tích hơn 6 nghìn ha rừng, và được biết tới là “Vườn Quốc Gia Côn Đảo”.
Côn Đảo chính là điểm đến lý tưởng để có thể hòa mình vào thiên nhiên. Bạn sẽ biết được thêm nhiều điều thú vị khi đặt chân tới quần đảo xinh đẹp này. Nếu có cơ hội, đừng chần chừ mà hãy sắp xếp thời gian của mình để đặt chân tới nơi đây.